So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý và hóa học chắc hẳn đã không còn xa lạ với các chị em hiện nay đặc biệt là “người chơi hệ skincare” kỹ lưỡng hàng ngày.

Thế nhưng, vì sự đa dạng và các sản phẩm được ra mắt liên tục dễ dàng làm cho chúng ta “chóng mặt” với lượng thông tin cần tìm hiểu.

Mỗi loại kem chống nắng đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp cho từng loại da và nhu cầu sử dụng. Để mà biết được một cách chính xác đồng thời dựa vào đó đưa ra lựa chọn phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Kem chống nắng vật lý là gì?

Ngoài tên gọi là kem chống nắng vật lý thì sản phẩm này thường còn được gọi là kem chống nắng tự nhiên hoặc là kem chống nắng khoáng chất (Sunblock). Lí do là vì các loại kem chống nắng vật lý đều có thành phần cấu tạo từ Zin Oxide, Titanium Dioxide (Kẽm oxit và Titan oxit).

Thông thường khi dùng kem vật lý sẽ cảm giác có một lớp kem mỏng trên da, thì đây chính là có một phần của Zin Oxide và Titanium Dioxide nằm lại trên da. 02 loại khoáng chất này có chức năng chính đó là tạo lớp bảo vệ cho da, giúp phản xạ làm chệch hướng tia UVA và UVB khi chúng chiếu trực tiếp vào da.

Tác dụng kem chống nắng vật lý
Tác dụng kem chống nắng vật lý

Ưu điểm kem chống nắng vật lý:

  • Bảo vệ da triệt để khỏi UVA và UVB nhờ vào đặc tính phản xạ lại tia cực tím.
  • Tác dụng tức thì ngay khi bôi lên da mà không cần phải chờ thẩm thấu quá lâu.
  • Rất phù hợp với da nhạy cảm vì có chiết xuất tự nhiên và khoáng chất không gây kích ứng cho da.

Nhược điểm kem chống nắng vật lý:

  • Được đánh giá là có chất kem dày, đặc dễ gây bít lỗ chân lông và bí cho da – có thể gây mụn và đổ dầu cho da.
  • Vì là tạo một lớp kem bảo vệ nên sẽ có cảm giác nặng nề và một số sản phẩm sẽ làm cho da mặt không tiệp màu với da vùng cổ.
  • Dễ trôi kem nếu tiếp xúc nước hoặc mồ hôi quá nhiều. Đây là điều khá bất tiện khi mà bạn phải canh để bôi kem lại sau 1 khoảng thời gian hoạt động ngoài trời hoặc làm việc có tiếp xúc nước.

Tuy nhiên, những sản phẩm kem chống nắng vật lý mới hiện nay dường như đã được sản xuất bằng công thức mới nhiều hơn. Các nhược điểm kể trên dần dà được loại bỏ.

Không khó để có thể tìm kiếm được sản phẩm kem chống nắng vật lý cho lớp kem mỏng, mịn và nhẹ giúp tránh được việc bí bách cho da. Và phù hợp hơn cho các loại da dầu, da nhạy cảm.

Bên cạnh đó, cũng có các loại đã chống nước. Dù tiếp xúc với nước hoặc hoạt động ngoài trời nhiều mồ hôi bây giờ cũng không cần phải lo lắng trôi kem nữa.

-> Tham khảo: Top 10 kem chống nắng vật lý cho da dầu tốt nhất

Kem chống nắng hóa học là gì:

Theo đúng như tên gọi, kem chống nắng được sản xuất và điều chế phần lớn từ thành phần hóa học. Cách thức hoạt động của kem chống nắng hóa học khác biệt hoàn toàn so với kem vật lý. Chúng sẽ hấp thụ các tia UV thay vì phản xạ đánh bật ra.

Để thực hiện được phản ứng trên, thành phần của kem chống nắng hóa học sẽ bao gồm các chất: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Các chất này được gọi là chất hấp thụ hóa học, nhiệm vụ chính là thực hiện phản ứng hấp thụ và phân hủy tia UV. Xử lý các tia tử ngoại thành nhiệt và giải phóng ngược ra khỏi da đó là cách mà kem chống nắng vật lý hoạt động.

Việc hấp thụ và phân hủy tia UV sẽ giúp cho da được bảo vệ khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, khi tia UV đã đi qua lớp bề mặt da thì không thể đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối cho da.

Thành phàn kem chống nắng hóa học
Thành phàn kem chống nắng hóa học

Ưu điểm kem chống nắng hóa học:

  • Chất kem mỏng nhẹ, mịn, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Không gây bít lỗ chân lông, đổ dầu và gây ra mụn.
  • Nhờ vào kết cấu, kem chống nắng hóa học dễ thẩm thấu và thấm nhanh vào da.
  • Lượng kem cần sử dụng cho 1 lần sẽ ít hơn kem chống nắng vật lý.
  • Không gây ra lớp kem dày, bệt trắng trên da nhờ vào các thành phần hóa học có trong kem như oxybenzone vào avobenzone.
  • Không gây ra sự chênh lệch màu da, có thể dùng thay kem nền makeup
  • Có thể sử dụng chung với các tinh chất dưỡng da khác.

Nhược điểm kem chống nắng hóa học:

  • Dễ gây kích ứng cho da do chứa các thành phần hóa học. Đặc biệt là những bạn có làn da nhạy cảm.
  • Kém bền vững. Cần phải được bôi lại sau một khoảng thời gian.
  • Không có tác dụng liền sau khi dùng như kem chống nắng vật lý. Kem chống nắng hóa học cần 15 – 20 phút để có thể thẩm thấu vào da để bảo vệ.
  • Dễ gây nổi mụn đối với các bạn da dầu.
Tác dụng kem chống nắng hóa học
Tác dụng kem chống nắng hóa học

Hiện nay, các loại kem chống nắng hóa học trên thị trường cũng đã dần cải tiến hơn và cho ra những sản phẩm cam kết an toàn cho da, giảm thiểu độ kích ứng. Bên cạnh đó các sản phẩm cũng đã khắc phục được nhiều hơn các điểm yếu kể trên.

Lựa chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?

Như đã nói ở trên, hiện nay các loại kem vật lý cũng như kem hóa học đã phần nào khắc phục các điểm yếu mà mọi người vẫn hay ngại khi sử dụng. Bên cạnh việc khắc phục điểm yếu, các sản phẩm ngày nay cũng đã nâng cấp thêm về phần chất lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.

Do đó, cần nắm bắt được kết luận sơ bộ về 2 loại kem kể trên. Kem chống nắng vật lý luôn đảm bảo được độ lành tính, an toàn cho da, tác dụng tức thì không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó hiện nay kem chống nắng vật lý đã dần có những sản phẩm có chất kem mỏng, nhẹ không gây bít lỗ chân lông và đổ dầu hay gây ra mụn. Tuy nhiên đa số phần còn lại vẫn còn nhiều nhược điểm mà nặng nề nhất có lẽ là việc kem quá dày làm lệch tone da và gây bí bách cho da.

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học
So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

Đối với kem chống nắng hóa học thì lại có độ phổ biến rộng rãi hơn, kết cấu mỏng, nhẹ dễ thẩm thấu. Tuy nhiên, các sản phẩm hóa học lại không đảm bảo được việc an toàn cho da, dễ gây ra kích ứng và mụn cho làn da nhạy cảm. Thời gian tác dụng và thời gian hiệu quả của kem chống nắng hóa học cũng không phải là điểm mạnh.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học:

Ngoài hai loại sản phẩm kể trên, hiện nay trên thị trường dần xuất hiện dòng sản phẩm kem chống nắng vật lý lai hóa học.

Theo đúng như tên gọi thì kem này bao gồm cả các chất hóa học và các chất giúp phản xạ tia UV như titanium dioxide. Sản phẩm này mang đến những điểm mạnh: lớp kem nền mỏng, không gây bít lỗ chân lông, có khả năng phản xạ tia UV và không gây trắng bệt da.

Tuy nhiên, sản phẩm kem chống nắng vật lý lai hóa học vẫn có thể gây ra kích ứng cho da vì các thành phần hóa học bên trong. Bên cạnh đó theo nhiều đánh giá thì kem chống nắng này tạo ra độ bóng khi sử dụng gây cảm giác da bị dầu không thoải mái.

 

KẾT LUẬN: Lượng sản phẩm kem chống nắng hiện nay trên thị trường là rất nhiều và rất khó để đưa ra quyết định chính xác. Chính vì điều này, nhiệm vụ của khách hàng hiện nay chỉ cần nắm bắt được nhu cầu thực sự của mình là gì, loại da và tình trạng da cũng như là mức độ tiếp xúc ánh nắng hàng ngày mà đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

———————————

Mijunka – Tự tin từ làn da khỏe mạnh

Fanpage: Mijunka Việt Nam

Website: www.mijunka.vn 

Hotline: +84837 112 239

Email: [email protected]

Showroom: 239 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM